1. Chúng ta sử dụng kỹ năng giao tiếp hằng ngày, qua những cuộc nói chuyện với mọi người xung quanh. Vì thế việc giao tiếp trở nên dễ dàng với quen thuộc với mỗi người. Nhưng việc giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh không giống nhau. Nếu bạn có thể sử dụng những câu nói xã giao, dí dỏm để nói chuyện với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thì ngôn ngữ giao tiếp trong kinh doanh không như vậy. Vậy cần có những kỹ năng gì để buổi nói chuyện thành công, đạt kết quả như ý?
    Chú ý tới ngôn ngữ cơ thể
    Ngôn ngữ cơ thể là điều đầu tiên bạn cần cho kỹ năng giao tiếp, gặp gỡ khách hàng. Có thể bề ngoài của bạn không xinh đẹp, hấp dẫn nhưng không có nghĩa khách hàng chấp nhận một đối tác ăn mặc lôi thôi tới gặp mình.
    Ngoài trang phục bạn cũng cần chú ý đến cách đi lại, biểu hiện của khuôn mặt… Tất cả những điều tưởng như rất nhỏ đó lại là vấn đề mấu chốt cho việc mở đầu cuộc trò chuyện được thuận lợi.
    Chuẩn bị trước cho câu chuyện của bạn
    Cần phân biệt rõ ràng giao tiếp trong kinh doanh và đời sống. Trong kinh doanh, cần sự chính xác và rõ ràng, vì vậy để không làm lãng phí thời gian và có thể làm chủ cuộc trò chuyện bạn nên chuẩn bị trước cho câu chuyện của mình. Bạn hãy chuẩn bị những câu hỏi bạn muốn hỏi khách hàng và chuẩn bị trước những câu trả lời mà khách hàng có thể sẽ hỏi bạn. Việc làm này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đứng trước đối tác của mình và cũng là cách làm cho đối tác đánh giá cao về bạn.
    Cười và chào đối tác một cách thân thiện
    Khi gặp đối tác của mình, bạn không nên giữ vẻ mặt nghiêm nghị mà hãy nở nụ cười và tiến lại gần chào họ một cách thân thiện. Cách làm này sẽ giúp cho bạn lấy được cảm tình của đối tác và cũng là cách giúp cho việc mở đầu cuộc trò chuyện suôn sẻ.
    Sử dụng ngôn từ chuẩn mực và chính xác
    Bạn nên biết ngôn ngữ sử dụng giao tiếp trong kinh doanh cần sự chuẩn mực và chính xác. Không phải cứ nói nhiều mới thể hiện bạn là người hiểu biết hay làm chủ cuộc trò chuyện, mà bạn cần biết khi nào cần nói và khi nào không. Ngôn ngữ giao tiếp trong kinh doanh cũng cần lịch sự và trang trọng hơn một cuộc nói chuyện bình thường khác.
    Biết lắng nghe
    Dù bạn là người làm chủ cuộc trò chuyện hay không cũng cần phải biết lắng nghe đối tác của bạn. Bạn không nên dành nói quá nhiều mà cần phải lắng nghe ý kiến của đối phương để biết họ nghĩ gì, muốn gì. Điều đó không chỉ thể hiện bạn là người lịch sự, tôn trọng đối tác mà còn giúp bạn có thêm thông tin từ phía bên kia.
    Tôn trọng đối tác
    Tôn trọng đối tác nghĩa là bạn luôn đặt họ lên hàng đầu, khi trò chuyện bạn phải dành hết sự tập trung cho câu chuyện và quan sát, lắng nghe họ. Không nên nói chuyện với khách hàng mà mắt liên tục đảo xung quanh hoặc có những hành động, lời nói khó nghe.
    Hãy đưa ra lời khuyên đúng thời điểm
    Giao tiếp trong kinh doanh đòi hỏi bạn phải là người nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin truyền đạt từ đối tác. Vì vậy, khi đối tác của bạn nói lên suy nghĩ, ý định của họ bạn hãy lắng nghe cẩn thận để chắc chắn rằng đã hiểu rõ những gì họ muốn truyền đạt, sau đó hãy từ tốn đưa ra lời khuyên nếu họ muốn nghe ý kiến của bạn. Đừng vội vàng đánh giá suy nghĩ của đối phương, cho dù theo bạn đó là một ý tưởng tồi và bạn có ý tưởng hay hơn.
    Sự rõ ràng
    Khách hàng sẽ không có nhiều thời gian để nghe bạn vòng vo về điều bạn muốn nói, vì vậy cách tốt nhất là bạn hãy đi thẳng vào vấn đề chính của câu chuyện. Bởi trong kinh doanh, nếu bạn nói bóng gió sẽ khiến cho đối tác cảm thấy khó chịu và có thể bạn sẽ để mất điểm trong mắt khách hàng vì điều này.
    Kiên định quan điểm
    Tôn trọng và đặt khách hàng lên trên hết là điều cần thiết để bạn thuyết phục họ, nhưng không có nghĩa là bạn chấp nhận nhượng nhịn. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn hãy kiên trì với quan điểm của mình. Những khách hàng thông minh sẽ chọn những đối tác có chính kiến, kiên định quan điểm chứ không bao giờ chọn đối tác dễ thay đổi vì sự tác động từ bên ngoài.
    Làm chủ cảm xúc khi giao tiếp với khách hàng
    Cảm xúc của mỗi người rất khác nhau, nhất là đối với những người ưa nói nhiều. Nhưng khi tiếp xúc với khách hàng bạn hãy luôn nhắc nhở bản thân không để cảm xúc riêng của cá nhân chi phối cuộc trò chuyện. Bởi như vậy rất dễ làm hỏng cuộc nói chuyện, tệ hơn nữa họ có thể đánh giá bạn là người không lịch sự và không đáng tin tưởng để hợp tác.
    Giao tiếp trong kinh doanh không khó nhưng bạn cũng đừng nên xem nhẹ nó, bởi khi bạn nói ra điều gì đó với đối tác, khách hàng nghĩa là bạn đã có dự định trước và điều đó rất quan trọng đối với bạn. Vì thế, bạn nên chuẩn bị thật kỹ cho những lần giao tiếp như vậy, bởi bạn không thể nói với khách hàng một điều gì đó xong lại nói rằng tôi nhầm, đó không phải là sự thật… Điều đó sẽ khiến đối tác của bạn khó chịu và đẩy bạn vào thế bị động, làm ảnh hưởng đến kết quả cuộc trò chuyện của cả hai bên.

    Trích CareerLink

    Với các khóa học bán hàng tại Học Viện Đào Tạo Kỹ Năng Bán Hàng Crossroadplus, bạn không chỉ nâng cao được kỹ năng bán hàng của bản thân, mà còn được trao dồi kỹ năng giao tiếp hiệu quả, nhằm đạt kết quả tốt nhất khi trao đổi với KH

    0

    Thêm nhận xét

  2. Các phương pháp rèn luyện trí nhớ


    Nếu bạn cứ mãi suy nghĩ trí nhớ là do trời ban thì đó hẳn chính là sai lầm lớn nhất đời bạn. Bạn biết không theo nghiên cứu của các nhà khoa học bên Mỹ, các tài xế taxi họ có một trí nhớ rất tốt, học có thể dễ dàng nhớ từng ngỏ ngách mà họ mới chạy lần đầu, dẫu rằng một trong số họ cũng không hề thông minh, và để được ngồi vào ghế tài xế thì bạn cần 3 tháng học thuộc lòng tất cả các con đường trong thành phố. Như vậy rõ ràng một điều trí nhớ của bạn là có thể rèn luyện được, và nó không hề bị chi phối bởi sự thông minh. Bạn có thể xem kỷ lục Guiness thế giới về trí nhớ để có thể trải nghiệm điều đó là sự thật

    Học Viện Đào Tạo Bán Hàng CrossroadPlus - CSA xin chia sẻ các phương pháp rèn luyện trí nhớ

    Hiểu vấn đề: Trước khi bạn muốn nhớ một điều gì đó bạn phải hiểu được vấn đề đó là gì. Việc hiểu vấn đề sẽ giúp cho bạn định hình được trong đầu của mình nó như thế nào. Đừng cố nhồi nhét một cách máy móc, cách đó chỉ giúp bạn nhớ tạm thời, đối phó và sẽ quên nhanh nếu một thời gian không sử dụng đến.

    Sự liên tưởng: Không phải ai cũng có thể nhớ nhanh và lâu được nhiều việc khác nhau. Tuy nhiên, một phương pháp rèn luyện trí nhơ rất hữu ích có thể giúp bạn đó là sự liên tưởng. Khi gặp một vấn đề việc đầu tiên là hiểu vấn đề sau đó hãy liên tưởng đến những vấn đề bạn đã biết rõ có liên quan đến nó. Việc liên tưởng không chỉ giúp bạn rèn luyện trí nhớ mà còn góp phần làm cho sự liên tưởng sự việc của bạn trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Lặp đi lặp lại: Việc lặp đi lặp lại một vấn đề nhiều lần là cách tốt nhất và dễ nhất để bạn ghi nhớ. Một việc khi được nhắc đi nhắc lại liên tục và trong thời gian dài sẽ giúp não của bạn ghi nhớ một cách chính xác nhất. Nhưng hãy nhớ, cùng với sự lặp đi lặp lại đó là bạn phải hiểu được nội dung của vấn đề là gì. Đừng chỉ lặp đi, lặp lại như một cái máy, nhớ từng câu, từng chữ nhưng lại không biết vấn đề nói về việc gì. Làm như vậy chỉ càng khiến cho não bộ của bạn trở nên lười biếng mà thôi.

    Học những điều mới: Không phải chỉ khi ngồi trên ghế nhà trường bạn mới cho rằng việc học quan trọng. Điều đó hoàn toàn sai lầm, nếu bạn ngưng việc học đồng nghĩa với việc trí nhớ của bạn cũng sẽ ngưng lại với những kiến thức đã tích luỹ được trước đó và mất dần theo thời gian. Vì vậy, dù làm gì bạn cũng cần liên tục học những cái mới như: học ngoại ngữ, nhạc hoặc một môn phụ đạo mà bạn yêu thích. Việc học những thứ mới sẽ kích thích vào não bộ, làm cho não của bạn không quên nhiệm vụ ghi nhớ của mình.

    Đặt câu hỏi: Rèn luyện trí nhớ không phải chỉ là lắng nghe, làm theo và nghi nhớ. Mà bạn cũng cần có sự sáng tạo cho riêng mình, hãy đặt ra những câu hỏi cho từng vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề đó. Việc giải quyết vấn đề bắt buộc bạn phải suy nghĩ, lục lại kiến thức, trí nhớ của mình xem câu trả lời nằm ở đâu. Đó vừa là cách giúp bạn ôn lại những kiến thức cũ vừa là cách giúp bạn rèn luyện trí nhớ của mình hiệu quả.

    Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái: Bạn sẽ không thể nhớ nỗi được vấn đề gì nếu cứ suốt ngày lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi. Hãy giữ cho tinh thần luôn lạc quan, thoải mái nhất dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tâm trạng không tốt sẽ khiến cho mọi thứ bị đảo lộn, kết quả là những thông tin bạn đã từng ghi nhớ sẽ dần bị mã hóa và có thể bị quên mất.
    Giữ cho tinh thần được thoải mái cũng là một cách giúp trí nhớ của bạn tốt hơn.

    Tích cực tham gia các hoạt động thực tế: Hoạt động thực tế không phải chỉ là hoạt động chân tay mà đó cũng là lúc bộ não của bạn đang hoạt động để điều khiển những hành động của bạn. Những thông tin bạn thấy sẽ được thu hồi về não, phân tích, xử lý và ghi nhớ lại. Ngoài ra hoạt động thực tế còn giúp bạn giảm căng thẳng, có thời gian cho đầu óc nghĩ ngơi sau thời gian làm việc. Hãy dành thời gian cho việc rèn luyện trí nhớ mỗi ngày, đó không chỉ giúp cho công việc của bạn được thuận lợi mà còn là cách làm cho cuộc sống của bạn thoải mái hơn. Vì vậy, đừng để bộ não già đi, trí nhớ mất dần do sự lười biếng của chính mình bạn nhé.

    Theo Careerlink
    0

    Thêm nhận xét

  3. Học Viện Đào Tạo Kỹ Năng Mềm CrossroadPlus - CSA tran trọng giới thiệu: "Nghệ Thuật Tạo Thiện Cảm Trong Giao Tiếp"
    Đây cũng là một trong những kỹ năng giao tiếp cực kỳ quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. nhất là với những ngành nghề thương xuyên có những cuộc gặp mặt, trao đổi, hay trò chuyện như bán hàng, ngân hàng, kinh doanh. Nếu ai đã từng học tại các trường đào tạo kỹ năng bán hàng thì chắc chắn một điều là GIAO TIẾP LÀ CHÌA KHÓA ĐỀ THÀNH CÔNG
    -------------
    Nghệ thuật tạo thiện cảm trong giao tiếp

    Tạo thiện cảm trong giao tiếp, nhất là lúc sơ giao, là điều không phải ai cũng dễ dàng làm được. Nhỏ thôi, có khi đó là quần áo bạn mặc, khi đó là nụ cười, nhưng bạn có thể nhận được bao điều tốt đẹp, hoặc có thể mất cả một hợp đồng làm ăn! Bạn có luôn chuẩn bị chu đáo trước khi gặp ai đó? Bạn có để ý đến trang phục, trang sức hay nước hoa của mình? "Trang phục là thông điệp không lời, cách bạn mặc cũng là cách để bạn chuyển tải thông tin", hoa hậu Ngọc Khánh chia sẻ. Quả thật, một bộ trang phục có giá trị không hẳn lúc nào cũng thích hợp và tôn lên bạn là ai!

    Đến một buổi xin việc trong vị trí tuyển dụng là nhân viên văn phòng, bạn lại mặc quần jeans đánh bạc, áo pull; hay đến gặp đối tác là một chuyên gia thời trang trong một quán cà phê trẻ trung, bạn lại "kín cổng cao tường" trong bộ sơ mi tuềnh toàng và cổ điển..., thì có thể bạn đã mất điểm từ cái nhìn đầu tiên của những người mà bạn sắp giao tiếp. Hay trang sức quá cồng kềnh, hoặc không hợp tuổi? Nước hoa thì quá nặng mùi, mà bạn không biết chắc người gặp mình có bị chứng dị ứng với những loại mùi hương hay không!...

    Một "nghệ thuật" rất quan trọng để đem đến thiện cảm trong giao tiếp chính là ngôn ngữ của bạn. Câu nói của ông bà ta "Chim khôn hót tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe"... xem chừng không bao giờ sai. Một giọng nói nhẹ nhàng, thanh tao; lên giọng, xuống giọng đúng lúc sẽ luôn dễ dàng đi vào lòng người hơn đó là những nói oang oang một cách không ý thức. Cải thiện ngay kỹ năng giao tiếp và khám phá bí quyết tạo thiện cảm khi giao tiếp cùng GV Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu ( Trường đại học Sư Phạm TPHCM) tại khoá học Kỹ năng giao tiếp ứng xử:

    Một cán bộ nhân sự ngân hàng Vietcombank bộc bạch: "Tôi rất bức xúc khi thấy không ít bạn SV thực tập, hoặc SV mới ra trường, dù đã được huấn luyện trước, nhưng hình như không có ý thức mở một nụ cười và lời chào thân thiện khi gặp những đồng nghiệp đi trước trong cơ quan. Tôi nghĩ nhà trường phổ thông hoặc giảng đường đại học cần có hình thức giáo dục những kỹ năng sống này cho các bạn trẻ ấy, bởi đó là những điều quan trọng trong cuộc sống và làm người khác có thể yêu hay ghét bạn dù chưa nói với nhau lời nào"...

    Để ghi điểm, bạn còn phải ghi nhớ những chuyện tưởng chừng như nhỏ mà không nhỏ: tên gọi của người đang trò chuyện với bạn. Lần sau khi gặp lại, bạn có thể quên nhưng hãy khéo léo xin lỗi họ là bạn quên, thay vì gọi họ bằng những danh xưng "cô ấy ơi", "chị ấy ơi"... trong khi tuổi tác và vai vế của bạn không cho phép. Ngoài ra, nếu ghi nhớ về sở thích của họ thì càng tốt cho bạn, sẽ giúp bạn dễ chiếm cảm tình của họ hơn. Và cả lời khen, bạn có "tiết kiệm" lời khen không? Một lời khen cho vợ, cho chồng, cho con và rộng hơn đó là đồng nghiệp... - bạn có thường xuyên gửi đến họ đúng cách, đúng lúc, hay bạn cho đó không là chuyện quan trọng.

    Lắng nghe cũng là một nghệ thuật, từ ánh mắt đến tư thế của bạn. Bạn hãy tập cho mình một cách lắng nghe đúng mực, đôi mắt không quá "dán sát" vào người đang nói, hoặc lại không có sự tập trung; những cái gật đầu nhè nhẹ khi đang nghe người khác nói cũng sẽ giúp mọi người đánh giá cao bạn. Quan trọng, bạn cũng nên ghi nhớ: Nói thật ít và lắng nghe thật nhiều...

    Giao tiếp là một hoạt động mà bạn phải đối mặt thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi, từ đơn giản đến phức tạp, từ với một người đến đám đông. Để hoàn thiện, bạn cần cả một quá trình và đôi lúc cần được học bài bản. Bởi có được sự thiện cảm trong giao tiếp, bạn sẽ dễ dàng thực hiện được nhiều điều bạn mong muốn...

    Trong giao tiếp, mức độ cảm tính nhận được giữa người với người gọi là: “Sức lôi cuốn ”. Người có sức lôi cuốn mạnh sẽ được người khác đặc biệt thích thú khi giao tiếp. Vậy sự lôi cuốn trong giao tiếp bao gồm những yếu tố khác biệt nào? Và đâu là bí quyết? Trong xã hội, hàng ngày chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều người, già trẻ, lớn bé, đàn ông, đàn bà, đủ mọi thành phần, đủ mọi nghề nghiệp, không kể hết được. Bạn có nhận thấy không, trong số những người ấy có một số người luôn được mọi người yêumến, dù là người lớn hay trẻ em, ai cũng rất thích tiếp xúc, chuyện trò với người đó. Vậy ở đây bí quyết là gì?

    Sự lôi cuốn từ bên trong và sự lôi cuốn từ bên ngoài khi giao tiếp

    Trong giao tiếp, mức độ cảm tính giữa người với người, tâm lý học gọi là: “Sức lôi cuốn con người”. Một người được những người tiếp xúc đặc biệt thích thú chứng tỏ sức lôi cuốn của người đó rất mạnh. Vậy thì, sức lôi cuốn của con người trong giao tiếp bao gồm những yếu tố gì?

    Các nhà tâm lý học chia các yếu tố đó ra làm hai phần: Sự lôi cuốn từ bên trong và sự lôi cuốn từ bên ngoài.

    Sự lôi cuốn từ bên ngoài: Những yếu tố tạo nên sức lôi cuốn bên ngoài có thể kể như: Nét mặt, thân hình, giọng nói, cử chỉ, phong cách trang phục, ngôn ngữ cơ thể…. Yêu cái đẹp là bản tính của con người. Khuôn mặt xinh đẹp, thanh tú, ngoại hình cân đối, hấp dẫn, trang phục thanh nhã, lịch sự, làm cho mọi người dễ chịu, nhẹ nhàng, vui vẻ, tức là dễ làm cho người ta vui thích có cảm tình. Nhưng hình thức không phải là tất cả, cần phải biết đánh giá bản thân để hiểu rõ giá tri cơ thể bạn, tránh sai lầm dẫn đến việc tự đánh giá thấp bản thân.

    Sự lôi cuốn tự bên trong: Tuy nhiên, càng tiếp xúc lâu, sự lôi cuốn tự bên trong càng lúc càng đóng vai trò quan trọng. Nó chủ yếu do từ năng lực, nhân cách, nhiệt tình, tâm hồn lạc quan, thái độ vui sôns, biết lắng nghe, biết thông cảm, tinh tế, khéo léo… tạo nên. Sức lôi cuốn bên trong có thể bù lại chổ khiếm khuyết của sự lôi cuốn bên ngoài. Đặc biệt, sự lôi cuốn tự bên trong có sức cuốn hút sâu sắc và lâu dài.

    Các nhà tâm lý học nhận định rằng, con người ai cũng thích những người thưởng cho mình và ghét những người trừng phạt mình. Bởi lẽ những kích thích mang tính chất ban thưởng như tươi cười, tôn trọng, tán đồng, thông cảm, khôi hài, chân thật…đưa lại cảm giác vui vẻ, phấn khởi. Còn những điều mang tính chất trừng phạt như cáu gắt, lạnh nhạt, ca cẩm, kiêu căng, xỉa xói…làm cho con người chán ghét, buồn phiền, cuối cùng dẫn tới tình trạng căm ghét, xa lánh.

    Tóm lại, vấn đề thật rõ ràng và đơn giản, hầu như ai cũng biết: Để trở thành người được yêu mến, có sức cuốn hút trong giao tiếp xã hội, điều cần thiết phải là người luôn cố gắng đem lại niềm vui cho người khác một cách tự nhiên, chân thành và nhân ái. Đó chính là người được người khác yêu mến nhất! Điểm mấu chốt cuối cùng không thể thiếu là: HÃY THỰC HIỆN! Không chỉ là hiểu biết lý thuyết suông, bạn hãy triển khai thực hành thật sự: Vui vẻ một cách tự nhiên và chân thành với mọi người.

    SƯU TẦM - VNWORK
    Chia sẻ: Học Viện Đào Tạo Bán Hàng CrossroadPlus

    Nguồn bài viết từ: http://sinhviennganhang.com/diendan/threads/168738-Nghe-thuat-tao-thien-cam-trong-giao-tiep.html#ixzz3IeACStoS
    0

    Thêm nhận xét

  4. Điều gì xảy ra nếu chúng ta thực sự có lấy một kế hoạch phát triển bản thân và không tham vọng? Như Jack Ma tỷ phú Alibaba tại Trung Quốc từng khẳng khái trao đổi: "35 tuổi mà bạn còn nghèo thì đó là tại Bạn". 

    Bạn thực sự chỉ muốn Bạn dừng ở đó và hưởng thụ, hay bạn mong muốn phát triển con đường sự nghiệp của mình hơn nữa. Ý Chí bao giờ cũng phải đi trước, để dẫn lối cho con đường Thành Công. Nhưng có Ý Chí mà không biết lên kế hoạch thì cũng giống như phó thác hoàn toàn vào vận mệnh.

    Sau đây, Học Viện Đào Tạo Bán Hàng CrossroadPlus xin chia sẻ 5 bước cơ bản để Bạn có thể phát triển sự nghiệp bản thân:

    1. Kỷ luật:

    Dù bạn tài giỏỉ đến đâu, nhưng vô kỷ luật, Bạn sẽ không bao giờ tiến thân, đừng nói là làm sếp, mà đến cả trưởng nhóm cũng không thể. Bạn chỉ mãi là một nhân viên giỏi và không kỷ luật
    Bạn nên tự mình đặt ra những KHUNG THƯỚC kỷ luật cho riêng mình để: Tránh sai lầm và thôi thúc Bạn tốt hơn.
    Bạn đừng bao giờ nghỉ rằng kỷ luật là "Tù Tội", là "Mất Tự Do" vì theo Stephen R. Covey, "chỉ có kỷ luật mới là tự do thực sự. Sự vô kỷ luật là nô lệ cho những tâm trạng, những ham muốn, và những niềm đam mê khác".

    2. Lập kế hoạch cho công việc:

    Bạn sẽ mắc vô vàn những khó khăn với vô vàn công việc lặt vặt cứ chạy qua chạy lại, làm ngáng con đường hoàn thành công việc chính. Lúc đó Bạn chỉ có thể ƯỚC lũ việc lóc nhóc đó biến mất đi với tâm trạng tồi tệ. Nhưng Bạn có biết không, đó chỉ là hậu quả do chính Bạn gây ra mà thôi, hậu quả của việc VÔ KẾ HOẠCH
    Getting Things Done, một hệ thống giành riêng cho cả công việc và cuộc sống, tôi tạm gọi nó là GTD. Hệ Thống GTD bao gồm: thu thập, xử lý, tổ chức, rà soát, và hoàn thành. 
    Ngoài ra, Bạn có thể tham khảo và học hỏi những cách lập kế hoạch công việc ừ những người đi trước.

    3. Tương tác và mối quan hệ

    Nếu Bạn nghĩ rằng, Bạn có thể làm mọi việc, thì bạn đã 1 chân xuống vực rồi đấy. Cuốc sống và công việc trôi chảy thực sự khi Bạn trở thành một bánh răng khớp với các bánh răng xung quanh. Dù thế nào đi nữa, những mối quan hệ sẽ đẩy Bạn đi rất xa rất cao trong sự nghiệp. Nếu mối quan hệ tốt, đồng nghiệp Bạn sẽ hỗ trợ Bạn hết sức mình, bạn bè của Bạn sẽ giúp đỡ những khi Bạn khó khăn, sếp của Bạn sẽ bớt nghiêm khắc hơn với Bạn
    Giao tiếp chính là chìa khóa thúc đẩy các mối tương tác và quan hệ, nhưng với nhiều người thực là nó quá dễ học, nhưng với một số người, nó thật khó khăn, nhưng tôi CAM ĐOAN một điều, giao tiếp là thứ ai cũng có thể học.

    Để giao tiếp có hiệu quả Bạn thực sự cần:

    • Hạ cái tôi mình xuống
    • Hòa đồng
    • Thường xuyên chia sẻ
    • Biết lắng nghe
    • Quan tâm chân thành
    • Hoạt động ngoại giờ: vui chơi, ăn uống, ... 
    • Giúp đỡ
    Bạn có thể tham gia khóa đào kỹ năng giao tiếp của Chúng tôi để nâng cao kỹ năng của chính mình

    4. Suy nghĩ và hành động tích cực

    Lạc quan và luôn suy nghĩ về cái sẽ hoàn thành sẽ luôn giúp Bạn có những người đồng quan điểm, ít nhất là với Sếp.
    Những thói quen thường ngày của Bạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đồng nghiệp và mọi người xung quanh. Bớt thói quen xấu, thêm thói quen tốt chính là yếu tố giúp Bạn trở thành đom đóm trong màn đêm. Cũng như Aristotle đã từng nói: "Chúng ta là những gì chúng ta liên tục làm. Trở nên xuất sắc, và sau đó, đó không chỉ là một hành động, mà là một thói quen".

    5. Luôn để TRÍ ÓC hoạt động

    "Bộ não của chúng ta rất lười biếng", Bạn thấy rằng chúng ta rất dễ buồn ngủ khi ở những nơi nhàm chán, tay chân ta rất uể oải khi làm điều không thích. 
    Hãy luôn tập luyện TRÍ ÓC bạn bằng cách suy nghĩ về những đích đến mà bạn mong muốn, những kế hoach, những công việc chưa hoàn thành khi rảnh rỗi, hãy đọc sách kiếm thêm kiến thức. Nó không bao giờ là vô bổ, chỉ khi bạn ngủ gục mới là vô bổ. Ngoài ra, Bạn sẽ tìm thấy niềm vui và sự phấn chấn khi Bạn tìm tòi ra điều mới lạ.
    Luyện tập TRÍ ÓC bạn luôn hướng những suy nghĩ tích cực, để hình thành thói quen tích cực và không lười biếng

    Bạn thấy đấy, 5 điều mà tôi chia sẻ đều rất ít liên quan đến kỹ năng chuyên ngành như kỹ năng bán hàng, kỹ năng quản trị hay gì gì khác, mà thực sự liên quan đến kỹ năng mềm. Theo thống kê thì có Kỹ năng mềm quyết định tới 75% thành công trong sự nghiệp lâu dài. Đó là một sự thật mà tại Viện Nghiên cứu Stanford và Carnegie Mellon Foundation kiểm chứng
    Hãy tham gia các khóa đào tạo kỹ năng mềm để bắt đầu cuộc hành trình đổi mới bản thân và phát triển sự nghiệp

    Học Viện CSA
    0

    Thêm nhận xét

  5. Trong cuộc sống ngày nay, nhiều người đã và đang hoạt động như một cái máy được lập trình sẵn và họ hầu như không chịu dành thời gian nhìn nhận nó có tốt hay không, cos cần điều chỉnh lại những thói quen của mình hay không. Như Entrepreneur đã tổng kết từ cuốn sách "Những thói quen giàu có" của Tom Corley và những bài viết gần đây của ông để đưa ra 20 hành động giúp bạn thành công hơn trong cuộc sống. Và bạn dường như sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội làm giàu cho bản thân nếu không có chúng

    1. Hãy tập luyện các thói quen tốt mỗi ngày

    Thói quen tốt là chính nền tảng của sự thành công và giàu có. Để vươn lên, Bạn cần điều chỉnh lại lại ngay những thói quen không tốt của mình, và bắt đầu ngay những thói quen tốt. Bạn có thể thấy ở bất kỳ đâu, người sở hữu những thói quen tốt đều trở nên thành công

    Như Corley khuyên rằng: 

    "Bạn nên lấy giấy, chia làm 2 cột. Một ghi lại thói quen không tốt, và một chuyển chúng thành tốt. Ví dụ như thay vì xem TV quá nhiều, giờ bạn chỉ xem một tiếng mỗi ngày. Hay viết tên ra giấy để học thuộc chúng, thay vì cố nhớ nhẩm trong đầu. Sau 30 ngày, bạn sẽ rất ngạc nhiên vì sự tiến bộ của mình."

    2. Thường xuyên đặt ra mục tiêu phấn đấu và lên sẵn kế hoạch làm việc

    Người thành công luôn hành động vì mục tiêu. Họ liên tục đặt ra mục tiêu và lên sẵn kế hoạch cho một ngày làm việc.

    Bạn nên đặt ra các mục tiêu ngắn hạn, rồi sau đó tiếp đến những mục tiêu dài hạn. Và Bạn cần đặt ra HẠN CHÓT để hoàn thành những mục tiêu đó đồng thời luôn nổ lực thực hiện  

    3. Tự hoàn thiện bản thân: cần chủ động trao dồi kiến thức

    Người thành công luôn tìm cách để tự hoàn thiện bản thân mình. Họ đọc sách mỗi ngày và học hỏi để nâng cao chuyên môn. Họ không bao giờ lãng phí thời gian cho những việc không giúp mình tiến gần mục tiêu. Người thành đạt biết rằng thời gian là tài sản vô cùng quý giá và chỉ nên được sử dụng cho công việc của mình. Tự hoàn thiện chính là cam kết thực hiện các hành động để rèn luyện bản thân mình.

    Hãy tìm cách cách mở mang vốn hiểu biết. Điều này không hề dễ dàng, nhưng con người chỉ có thể trưởng thành từ những thử thách. Khi đã có kiến thức, cơ hội sẽ tìm đến bạn.

    4. Chăm sóc sức khỏe: tất cả công việc Bạn đang làm đều cần có nó

    Mỗi ngày, người thành đạt đều tập thể dục và ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn là vô cùng quan trọng. Tập thể dục có thể trở thành một thói quen thường nhật, cũng như tắm rửa. Những người tập thể dụng đều đặn sẽ tích lũy được nhiều năng lượng để hoàn thành các kế hoạch đặt ra.

    5. Xây dựng các mối quan hệ: "Một căn nhà càng nhiều trụ cột thì càng vững vàng"

    Người thành công thường là tâm điểm chú ý của những người xung quanh. Họ dành một phần thời gian của mình để thắt chặt tình bằng hữu và thiết lập các mối quan hệ lâu dài. Họ luôn chủ động tiếp xúc và giúp đỡ người khác mà không mong đợi sự đáp trả.

    Có người từng nói, âm thanh tuyệt diệu nhất trên thế giới là tên của chính mình. Vì vậy, hãy cố gắng nhớ tên của tất cả những người bạn gặp. Hãy tự hỏi, chẳng lẽ bạn không ấn tượng với một ai đó nhớ tên của mình à? Đó là cách hữu hiệu để tạo dấu ấn và sự khác biệt cho bản thân.

    6. Có nếp sống điều độ: "Thời gian là vàng"

    Bạn sẽ đạt được sự cân bằng trong cuộc sống nếu biết sinh hoạt điều độ. Điều này có nghĩa là sắp xếp các hoạt động làm việc, ăn uống, tập thể dục, uống rượu, xem TV, lướt web… một cách khoa học. Như thế, mọi người sẽ thích kết giao với bạn. Khi họ đã thích bạn, bạn sẽ có nhiều cơ hội trong việc hợp tác kinh doanh để làm lợi cho công việc của mình.

    7. Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ

    Việc hôm nay chớ để ngày mai. Hãy hoàn thiện hết những công việc đã bắt đầu. Tất cả mọi người đều có những nỗi sợ, nhưng người thành đạt sẽ dẹp nỗi sợ sang một bên và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ quan trọng bằng mọi giá.

    Corley khuyên rằng khi ý nghĩ trì hoãn công việc xuất hiện trong đầu, hãy nhắc đi nhắc lại cụm từ "Phải làm ngay", và đừng dừng lại cho tới khi công việc đã xong xuôi.

    8. Giữ quan điểm tích cực

    Hầu hết người thành công đều là những người lạc quan, nhiệt huyết và năng động. Họ luôn nhìn vào điểm tốt của bản thân và người khác. Với họ, các vấn đề chính là những cơ hội đang chờ được khám phá.

    Mỗi ngày chúng ta đều bị ngập trong vô vàn tin tức về những chuyện không hay đang xảy ra. Người thành đạt sẽ hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những tin tức kiểu này. Thay vào đó, họ nuôi dưỡng tâm hồn mình với những suy nghĩ tích cực từ trong sách.

    9. Tiết kiệm thường xuyên: 

    Theo Corley, người thành đạt thường dành ra 10 - 20% thu nhập của mình để thêm vào tài khoản tiết kiệm, đầu tư hoặc dự phòng khi nghỉ hưu.

    10. Chi tiêu hợp lý

    Người giàu luôn cố gắng tránh bội chi. Trong khi đó, rất nhiều người khác lại đang vật lộn với các khó khăn tài chính do chi tiêu quá khả năng. Họ tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được và rơi vào cảnh nợ ngập đầu. Nếu bạn đang ở trong tình trạng này, hãy thay đổi ngay để có thể kiểm soát tốt tài chính của mình.

    11. Đọc sách mỗi ngày

    Rất nhiều người thành công dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đọc sách. Đọc sách có thể mở mang tri thức của bạn. Dành thời gian đọc sách tức là bạn đang phấn đấu hoàn thiện bản thân, giúp mình nổi bật và khác biệt với những người xung quanh.

    12. Hạn chế xem TV (phim, v.v...)

    Bạn có biết rằng hầu hết người thành đạt không bao giờ xem TV quá một giờ đồng hồ mỗi ngày? Thời gian dành ra để xem truyền hình có thể được sử dụng để làm những công việc khác năng suất cao hơn nhiều.

    13. Làm nhiều hơn những gì được yêu cầu

    Thay vì hoàn thành nhiệm vụ được giao, người thành công thường làm nhiều hơn như thế. Họ tình nguyện làm những việc không nằm trong nghĩa vụ của mình và từ đó nâng cao giá trị bản thân. Nếu là một doanh nhân, bạn sẽ không có sếp để quản lý và giao nhiệm vụ cho mình. Tuy nhiên, hãy làm việc hết sức và tận tâm để tạo ấn tượng với khách hàng.

    14. Nói ít đi, lắng nghe nhiều hơn

    Bạn luôn học được điều gì đó khi lắng nghe người khác. Đó là lý do vì sao con người có hai tai, nhưng lại chỉ có một cái miệng. Việc chú ý lắng nghe người khác không chỉ hữu ích cho bạn, mà còn làm lợi cho công việc của bạn. Khi chú tâm tới những gì người khác nói, bạn sẽ có thể giúp đỡ họ tốt hơn.

    15. Không bỏ cuộc

    Đừng nản lòng khi gặp khó khăn. Người giàu luôn tìm cách xoay xở để vượt qua mọi trở ngại. Có thể họ sẽ phải thay đổi hướng đi của mình, nhưng sẽ luôn tiến về phía trước.

    16. Giao thiệp với những người cùng chí hướng

    Có câu nói: "Cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói bạn là người như thế nào". Người thành công sẽ kết giao với những người cũng thành công như họ. Những mối quan hệ tốt sẽ giúp bạn sớm đạt được mục tiêu của mình.

    17. Tầm sư học đạo

    Rất nhiều người thành công có được vinh quang là nhờ sự dạy dỗ từ người thày của mình. Một người đi trước dày dạn kinh nghiêm sẽ truyền cho bạn những bài học quý giá và giúp bạn đạt được thành công nhanh hơn.

    18. Hiểu nguyên nhân

    Khi bạn hiểu được lý do của việc mình làm, bạn sẽ đạt được những gì mình muốn nhanh hơn. Có mục đích rõ ràng là một điều vô cùng quan trọng để thành công trong cuộc sống và kinh doanh. Hãy tự hỏi mình tại sao bạn lại khao khát thành công? Vì cái gì bạn muốn trở nên giàu có?

    19. Trấn áp nỗi sợ

    Nhưng người thành công sẽ không cho phép nỗi sợ kìm hãm sự phát triển của mình. Hãy nhìn nhận lại những nỗi sợ của bản thân và tìm cách vượt qua chúng. Bạn nên tham khảo người mình ngưỡng mộ hoặc học hỏi trong tiểu sử của những người giàu để xem họ đã vượt qua nỗi sợ như thế nào.

    20. Nâng cao kỹ năng

    Để thành công, cách duy nhất là khiến bản thân giỏi hơn trong lĩnh vực của mình. Điều gì có thể đưa bạn tới đỉnh cao sự nghiệp trong vòng 30 ngày? Hãy tập trung vào nó, tức là theo đuổi đến cùng cho tới khi chạm tay tới thành công.

    Theo Vnexpress
    0

    Thêm nhận xét

Giới thiệu về tôi
Giới thiệu về tôi
Lưu trữ Blog
Đang tải